Giới thiệu chung Phong_trào_Nông_thôn_Mới_(Hàn_Quốc)

Hàn Quốc bị phá huỷ sau 3 năm chiến tranh từ năm 1950, đến năm đầu giai đoạn 1960 Hàn Quốc là một quốc gia nghèo nhất với mức thu nhập quốc dân ít hơn 100USD/năm. Những chính sách về phát triển kinh tế đã thúc đẩy Hàn Quốc có bước phát triển gấp đôi từ năm 1962, nhưng khu vực nông thôn vẫn bị tụt lại phía sau so với những thành công kinh tế đã đạt được năm 1970. Tổng thống Park đã tuyên bố "Sự phát triển quốc gia không thể đạt mục tiêu khi thiếu sự phát triển của nông thôn".

Năm 1971, phong trào khuyến khích tự lực và hợp tác trong nhân dân ở giai đoạn đầu tiên, trong đó chính phủ cung cấp miễn phí một số cố định nguyên vật liệu thô cho mỗi ngôi làng tham gia và giao phó cho người dân địa phương để xây dựng với danh sách khuyến nghị những công việc kinh doanh cần thiết cho bản thân làng (the necessary business for the village bay itself). Chính phủ lựa chọn đầu tiên 33.267 làng và mỗi làng được cung cấp 335 bao xi măng. Năm 1972, 16.600 làng đó chứng minh thành công sau đó đã được cấp bổ sung thêm 500 bao xi măng và một tấn thép cây.[2]

Phong trào Cộng đồng Mới đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng ở nông thôn Hàn quốc, đưa các trang thiết vị hiện đại như hệ thống tưới tiêu, những cây cầuđường giao thông tới nông thôn. Chương trình cũng đánh dấu sự xuất hiện rộng rãi của các ngôi nhà mái đỏ ở khắp các vùng nông thôn, thay thế nhà tranh truyền thống hay nhà choga-jip. Được khích lệ bởi sự thành công ở nông thôn, phong trào lan rộng qua các nhà máy và khu vực thành thị, và trở thành một phong trào hiện đại hóa toàn quốc. Phong trào Nông thôn Mới tại Hàn Quốc là một chính sách phát triển nông thôn thành công điển hình đã được các nhà kinh tế thuộc phân ngành kinh tế học Phát triển nông thôn nghiên cứu nhằm hiểu được những nguyên nhân khiến nông thôn phát triển và những nguyên lý trong việc thúc đẩy nông thôn phát triển.

Tuy nhiên, mặc dù phong trào Saemaul rất thành công trong việc giảm nghèo đói và cải thiện điều kiện sống ở nông thôn trong giai đoạn đầu, mức thu nhập ở khu vực thành thị vẫn còn cao hơn ở nông thôn sau quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Hàn quốc. Phong trào này, vốn do Chính phủ-dẫn dắt với cách tổ chức rất tập trung đạt hiệu quả trong những năm 1970 và đầu năm 1980, nhưng nó đã trở nên ít hiệu quả sau khi Hàn Quốc tiến vào một giai đoạn phát triển cao hơn và giai đoạn công nghiệp hóa, điều này đã làm suy giảm phong trào. Mức thu nhập tương đối thấp ở nông thôn so với khu vực thành thị trở thành một vấn đề chính trị lớn ở cuối những năm 1980 – một vấn đề mà không có giải pháp nào của chính phủ có thể can thiệp để giải quyết hoàn toàn trong giai đoạn đầu tiên – và phong trào cuối cùng tỏ ra không còn hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề lớn hơn như di dân từ nông thôn ra thành thị.[3] Hơn nữa, hệ thống tổ chức thực hiện do chính quyền dẫn dắt tập trung đã để xảy ra tham nhũng, chẳng hạn như việc lạm dụng tài trợ, và thay đổi môi trường Hàn quốc.

Nhận ra những vấn đề này Chính phủ Hàn Quốc thay đổi cấu trúc tập trung của phong trào bằng cách trao quyền cho các tổ chức dân sự xã hội để dẫn dắt phong trào. Từ năm 1998, Phong trào Saemaul đã bước vào giai đoạn thứ hai, tập trung vào vấn đề mới như nâng cao các dịch vụ tự nguyện trong cộng đồng và hợp tác quốc tế với các nước đang phát triển.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong_trào_Nông_thôn_Mới_(Hàn_Quốc) http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12321.... http://saemaul.com/ http://www.saemaul.com http://www.seoulselection.com/newsletter_read.html... http://www.koreana.or.kr/months/news_view.asp?b_id... http://www.koreana.or.kr/months/news_view.asp?b_id... http://eng.ipohang.org/En/About/AP08/?navi=AP08_3 http://www.uneca.org/eca_resources/press_releases/... http://www.unesco.org/new/en/communication-and-inf... https://web.archive.org/web/20070928041049/http://...